Thông Tin Chi Tiết
Thuốc dạng túi lọc
Giá: 250.000vnđ/Gói (15 túi lọc x 20g)
Thành phần: Ích trí nhân, Phục thần, viễn chí, táo nhân, hoàng kỳ, phá cố chỉ, khiếm thực, kim anh tử, cam thảo...
=> Công dụng:
- Bổ tâm, thận, tỳ, bổ khí, ôn ấm bàng quang.
- Phục hồi cơ bàng quang
=> Điều trị:
- Thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, sinh ra tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són
- Thận yếu, lưng đau, gối mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, tim hồi hộp, chân tay lạnh...
Liều dùng: Ngày dùng 1- 2 túi lọc, cho túi lọc vào hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Khiếm thực tính bình, vị ngọt, chát, có công dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh, được dùng làm thuốc bổ an thần, thuốc cho người cao tuổi, thân yếu, lưng đau, mắc chứng tiểu đêm. Khiếm thực phối hợp với các vị thuốc khác chữa mộng tinh, di tinh, hoạt tinh…
Kim anh tử: Tác dụng điều trị chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày: Chứng tiểu đêm, tiểu nhiều có nguyên nhân do suy giảm chức năng thận. Kim anh tử có tác dụng bổ thận dưỡng huyết bởi vậy sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả chứng tiểu đêm
Ích trí nhân có tác dụng ôn bổ tỳ thận, cố tinh xúc niệu (làm đặc tinh, làm giảm số lần đi tiểu), giảm bớt nước bọt, cầm tiêu chảy. Dùng cho trường hợp đau bụng do lạnh, nôn mửa tiêu chảy do trúng hàn, ngủ gà mệt mỏi, quên lẫn, di tinh tảo tiết, di niệu, tiểu đêm.
=> Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần
Tiểu không tự chủ là một hội chứng phức tạp bao gồm các chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp có kiểm soát và tiểu gấp không kiểm soát (tiểu són), gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Trong Đông y, Ích trí nhân được coi là cứu tinh cho các bệnh nhân mắc chứng tiểu không tự chủ.
+ Theo Y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở. Bàng quang chủ chứa nước tiểu. Ban đêm tiểu tiện nhiều lần do chức năng thận và bàng quang.
+ Theo y học hiện đại, chứng tiểu đêm không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy nhiên có sự khác nhau về giới tính.
- Ở phụ nữ tiểu đêm thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung…
- Ở nam giới, tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt…
Bên cạnh đó có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như :
- Do các bệnh lý tại đường tiết niệu: Như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm (do các nguyên nhân khác nhau), rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang...
- Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc...
- Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...
3. Lưu ý trong điều trị tiểu đêm
- Hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu...
- Tiểu tiện trước khi đi ngủ. Khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…